Chăm sóc thai kì theo tuần

30/06/2023
amicota

Chăm sóc thai kì theo tuần

Khoảng thời gian mang thai luôn là khoảng thời gian thật tuyệt vời nhưng bạn cũng sẽ khá băn khoăn lo lắng cho sự phát triển của mầm sống mới trong cơ thể bạn.

Để tránh những lo lắng này, hãy cùng AMICO tham khảo những thông tin bổ ích về chăm sóc thai kỳ theo tuần để tận hưởng tối đa quãng thời gian 9 tháng 10 ngày của bạn và bé nhé.

Trong loạt bài về chăm sóc thai kỳ theo tuần, AMICO sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết, bổ ích và kịp thời từ những tuần thai đầu tiên cho đến những ngày cuối cùng. Hãy nhớ rằng quá trình mang thai của bạn sẽ không hoàn toàn giống y hệt những sản phụ khác, cho dù bạn có thể có những biểu hiện tương tự nhau.

Làm sao để tính tuổi thai nhi?

Thai nhi thường nằm trong bụng mẹ khoảng 40 tuần và có khoảng 38 tuần để phát triển đầy đủ. Do vậy, nếu có sự chênh lệch thời gian sinh khoảng 2 tuần thì bé yêu của bạn vẫn an toàn.

Mẹ có biết:

Ngoài khoảng thời gian chăm sóc thai kỳ. Mẹ cũng nên chuẩn bị dần tã, bỉm sơ sinh để đón con yêu chào đời. Chuẩn bị tã bỉm cho con là một trong những việc mẹ bầu quan tâm nhất. Tã sơ sinh cao cấp Amico/Amikoko cỡ NB chuẩn nội địa Nhật an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 3mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.
Bên cạnh đó, Amico còn có tã dán lọt lòng Amikoko phiên bản cao cấp nhất, êm mềm làm dịu làn da mỏng manh của bé và đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Ngoài ra, công nghệ khóa ẩm và ngăn thấm ngược giúp mẹ yên tâm, không lo tràn tã. Mẹ cân nhắc chuẩn bị đón bé chào đời của mình bằng những siêu phẩm của nhà Amico nhé.

Tã cao cấp Amikoko chuẩn nội địa Nhật an toàn cho da bé sơ sinh

Mẹ cần biết những gì về chu kỳ 3 tháng khi mang thai?

Bạn cần biết rằng 12 tuần đầu được gọi là chu kỳ 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Tuần 13 tới tuần 26 là chu kì 3 tháng giữa và từ tuần 27 đến tuần 40 là chu kỳ 3 tháng cuối.

Mỗi chu kỳ đánh dấu bước chuyển biến bằng cả những dấu hiện ổn định và thay đổi của mẹ và thai nhi. Bạn biết đấy, những thay đổi về thể chất là cần thiết để chuẩn bị cho sự cứng cáp khỏe mạnh của bé trước khi sẵn sàng đối diện với cuộc sống bên ngoài.

Những thay đổi trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ?

  • Trong khoảng 6 tuần đầu tiên của thai kỳ, nếu không theo dõi, hầu hết phụ nữ không nhận ra rằng họ đang mang thai. Tuy nhiên, đây lại là thời gian thai nhi phát triển rất nhanh.
  • Tham khảo: Mang thai 3 tháng đầu
  • Chỉ trong một khoảng thời gian nhất định, khoảng 12-24 giờ sau khi rụng trứng, trứng có thể được thụ tinh với một tinh trùng duy nhất. Quá trình này thường xảy ra trong các ống dẫn trứng, khi lớp niêm mạc tử cung được hình thành để cung cấp một môi trường lý tưởng cho trứng đã thụ tinh. Ngay tại thời điểm trứng và tinh trùng gặp nhau, một nhóm nhỏ các tế bào cũng hình thành và phát triển cùng lúc. Nhau thai hình thành và đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng, đồng thời hình thành nội tiết tố quan trọng cho sự phát triển của thai nhi.
  • Việc tìm hiểu, theo dõi sự phát triển của thai nhi theo tuần trong 3 tháng đầu của thai kỳ là cơ sở quan trọng để tối ưu hóa cơ hội sống sót của phôi thai. 

 Giai đoạn ba tháng giữa của thai kỳ

  • Chu kỳ ba tháng tiếp theo của thai kỳ đánh dấu sự trưởng thành của các cơ quan trên cơ thể và phát triển hệ thần kinh của thai nhi.
  • Tham khảo: Tam cá nguyệt thứ 2
  • Trong suốt giai đoạn này, kích thước thai nhi theo tuần mà phát triển khá nhanh nên thai phụ sẽ cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi. Đây là thời điểm nhiều thai phụ cảm thấy tràn đầy năng lượng, khoẻ mạnh hơn chu kì 3 tháng đầu thai kỳ.

Ba tháng cuối cùng của thai kỳ

  • Ba tháng cuối của thai kì là thời gian thai nhi nghỉ ngơi và hoạt động. Thai nhi thường đổi tư thế nằm, di chuyển liên tục để tìm vị trí thoải mái nhất trong tử cung. Lúc này, não và hệ thần kinh của bé sẽ được hình thành đầy đủ, phổi cũng tiếp tục hoàn thiện.
  • Tham khảo: Mang thai 3 tháng cuối
  • Đối với thai phụ, đây có lẽ là khoảng thời gian dài nhất trong ba chu kì mang thai, vì cơ thể đã có sự thay đổi rõ ràng về trọng lượng và kích thước. Họ trở nên nặng nề và mệt mỏi hơn, ngay cả những hoạt động đơn giản cũng trở nên khó khăn đối với họ.

Mẹ có thể đi du lịch khi mang thai?

Thai kỳ không biến chứng sẽ không có nguy cơ khi du lịch bằng đường hàng không. Thai kỳ đến 36 tuần tuổi được phép du lịch trong nước, còn thai kỳ sau 32 tuần tuổi hạn chế đi du lịch nước ngoài.  Thai phụ phải luôn luôn mang theo các hồ sơ thông báo ngày dự sinh. Nên hạn chế việc đi lại bằng đường hàng không đến mức tối thiểu do tăng nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu (cục máu đông ở chân) trong thai kỳ. Nên đi lại nửa giờ một lần trong suốt chuyến bay và thực hiện co duỗi cổ chân.

Thai phụ nên uống nhiều nước do độ ẩm trong khoang máy bay thấp sẽ dẫn đến tình trạng mất nước. Một số tình trạng chống chỉ định tương đối với việc đi máy bay như thiếu máu nặng (lượng hồng cầu thấp) hoặc nhau thai bám thấp. Sự cố ngoài dự kiến cũng có thể xảy ra, ví dụ: chảy máu âm đạo hoặc chuyển dạ. Điều quan trọng là các thai phụ cần được thăm khám y khoa trước khi đi máy bay. 

Mẹ bầu nên bổ sung vitamin nào?

Theo Family doctor, phụ nữ mang thai nên uống 400 micrograms folic acid mỗi ngày. Nó có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề về não bộ và tuỷ sống của em bé. Nếu mẹ bầu muốn bổ sung hơn 400 mcg folic acid mỗi ngày, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Không dùng các vitamin hoặc các thực phẩm chức năng khác mà không có sự chỉ định từ bác sĩ.

Mẹ bầu đừng quên bổ sung dinh dưỡng từ màng gạo lứt Amiyoki nha: 

Có mối nguy hiểm nào đối với mẹ bầu tại nơi làm việc?

Hầu hết thai phụ đều có thể tiếp tục đi làm một cách an toàn trong thai kỳ, tuy nhiên cần thận trọng với một số công việc. Công việc được xem là nguy hiểm bao gồm:

  •  Xử lý các chất như thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng và một số hóa chất
  • Tiếp xúc với bức xạ
  • Tiếp xúc với các dung môi hydrocarbon như dung dịch lau khô, chì hoặc thủy ngân

Quan hệ tình dục khi mang thai có an toàn?

  • Không có lý do nào ngăn cản việc thai phụ có một đời sống tình dục viên mãn, trừ khi có biến chứng thai kỳ. Quan hệ tình dục không làm tổn thương thai nhi. Trên thực tế, các hoócmôn thai kỳ có thể làm cho thai phụ cảm thấy hưng phấn hơn. Khi thai lớn hơn, thai phụ có thể trải nghiệm các tư thế khác nhau để tìm ra tư thế thoải mái nhất.
  • Nếu bị xuất huyết, dọa sinh non hoặc nhau thai bám thấp, nên trao đổi với bác sĩ để biết thời gian kiêng quan hệ tình dục.
  • Thai kỳ còn làm thay đổi thể chất, nội tiết tố và cảm xúc, vì vậy điều quan trọng là phải thảo luận với chồng hoặc bạn trai về nhu cầu tình dục trong quá trình diễn tiến thai kỳ. 

Mẹ hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết để bước vào giai đoạn chăm sóc bé yêu được tốt nhất. Cùng Amico đón bé đến với thế giới này nha các mẹ

Liên hệ