Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi bạn đã biết?

02/06/2022
amicota

Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ

Để bé có thể phát triển thể chất và tinh thần một cách trọn vẹn, thì giấc ngủ đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Do đó, một trong những cách chăm sóc trẻ sơ sinh ba mẹ cần biết đến đó là chăm sóc giấc ngủ cho trẻ.

Thông thường, thời gian ngủ trung bình của trẻ là từ 18-20 giờ/ ngày. Với những bé dưới 1 tháng tuổi, thì hầu như thời gian ngủ của bé chiếm trọn vẹn ngày đêm. Bé chỉ thức dậy để bú 2-3 giờ/ lần.

Để giúp bé ngủ ngon và không gặp nguy hiểm, ba mẹ cần quan tâm đến 3 yếu tố: Tư thế nằm ngủ, giường đệm và thói quen đúng của người chăm sóc.

  • Về từ thế: Cần tránh cho bé nằm sấp, vì sẽ làm tăng nguy cơ tử vong đột ngột, khi gặp vấn đề như bị ngạt, gối đè…
  • Về không gian phòng: Đảm bảo phòng không có thuốc lá nến không muốn bé gặp vấn đề về hô hấp và bệnh viêm phế quản. Nhiệt độ trên 26 độ C (Nếu quá nóng, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên, gây nguy hiểm cho bé. Quá lạnh sẽ làm bé dễ bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp). Nơi bé nằm phải thoáng, sạch sẽ, yên tĩnh.
  • Về cách chăm sóc trẻ ngủ: Không nên có thói quen rung lắc để ru bé ngủ, vì hành động này khiến não của bé dễ bị tổn thương. Nên cho bé nằm cạnh mẹ, giúp cho việc theo dõi và cho con bú dễ dàng hơn.

Với những trẻ ngủ nhiều, bạn không cần phải đánh thức trẻ sơ sinh dậy để cho bú nhưng cũng không nên để bé ngủ quá 3 giờ mà không cho bú. Các trường hợp đặc biệt như non tháng, nhẹ cân, trào ngược dạ dày thực quản…có thể phải cho bú thường xuyên hơn.

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng, giúp bé phát triển thể chất, tinh thần một cách trọn vặn

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng, giúp bé phát triển thể chất, tinh thần một cách trọn vặn

Chăm sóc bữa ăn cho bé

Nguồn dinh dưỡng chính tốt nhất cho bé từ 0-6 tháng tuổi là sữa mẹ, đặc biệt là sữa non. Vì đây là thức ăn giàu dinh dưỡng, phù hợp với đặc điểm hệ tiêu hóa của trẻ mới đẻ. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh đối với bữa ăn đó là: cần cho bú bất kỳ lúc nào bé đòi (có thể nhận biết qua một số dấu hiệu như: bé khóc, mút tay, chép miệng hay quay đầu tìm sữa mẹ.). Nếu bé ngủ quá lâu, cần đánh thức dậy để cho bú, nếu không bé đói sẽ bị hạ đường huyết. Tư thế bú thoải mái nhất sẽ là: giữ đầu và lưng của bé thẳng hàng, mặt của bé hướng thuận vào bầu vú. Không nên cho ăn thêm bất cứ thức ăn gì ngoài sữa mẹ cho đến lúc bé được 6 tháng tuổi. Để chuẩn bị tốt hơn cho việc cho con bú, mẹ có thể chủ động học hỏi những tư thế giúp hỗ trợ cho bé bú đúng cách ngay từ khi còn mang thai.

Nên cho bé bú hết một bầu sữa rồi mới chuyển qua bầu còn lại. Điều này vừa giúp bé có thể bú được sữa cuối (lượng sữa giàu dinh dưỡng nhất) vừa kích thích giúp vú sản sinh ra lượng sữa mới. Nếu bé bú chưa hết mà đã no thì các mẹ nên vắt sữa còn dư trữ lạnh.

Trẻ sơ sinh cần được ợ hơi sau mỗi cữ bú để không bị khó chịu trong bụng. Cách đơn giản nhất cho bé ợ hơi là mẹ bế bé lên tựa vào vai mình, một tay đỡ mông chân bé, tay kia vỗ nhẹ lên lưng bé.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ em từ 0-6 tháng tuổi

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ em từ 0-6 tháng tuổi

Chăm sóc vệ sinh cho bé

Việc chăm sóc vệ sinh cho bé sẽ bao gồm: tắm trẻ, vệ sinh mũi và tai; vệ sinh móng tay, chân; chăm sóc rốn.

Cách tắm cho trẻ: Tắm là một phần không thể thiếu trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé. Tắm cho bé đúng cách có thể giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu và có một giấc ngủ ngon. Vào mùa hè nóng bức, nên tắm cho bé hằng ngày. Mùa rét tắm ít hơn, mỗi tuần độ 2-3 lần vào lúc ấm nhất. Với những bé chưa rụng rốn có thể tắm bằng khăn, dùng khăn nhúng nước sạch và lau toàn thân bé. Đối với bé đã rụng rốn rồi có thể tắm bằng chậu. Vào những ngày không tắm, cần thường xuyên lau mặt, cổ, nách, bẹn, bàn tay… cho bé, vì những chỗ này hay tích tụ mồ hôi, dễ gây hăm loét da.

  • Vệ sinh mũi và tai: Không ngoáy bên trong mũi và tai em bé. Thay vào đó chỉ cần sử dụng bông gòn thấm nước ngoài tai để làm sạch.
  • Vệ sinh móng tay, chân: Không nên để móng tay, chân bé quá dài, bé sẽ tự cào xước da mình. Thời gian cắt móng tay cho bé là sau khi tắm, lúc này móng tay bé mềm.
  • Chăm sóc rốn: Trước thời điểm từ 5-10 ngày, rốn bé chưa rụng nên sẽ dễ bị vi khuẩn xâm nhập nến không được vệ sinh sạch sẽ. Ba mẹ cần thay băng rốn hằng ngày. Trước khi dùng gạc và băng mới, cần làm sạch vùng rốn bằng cồn 70-90 độ. Tuyệt đối không để nước tiểu và phân chạm vào rốn. Nếu rốn ướt, có mùi hôi, chảy nước vàng, chảy máu, tấy đỏ, có mủ…, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị.

Ba mẹ cần tắm cho bé đúng cách để giúp bé thoải mái, có giấc ngủ ngon

Ba mẹ cần tắm cho bé đúng cách để giúp bé thoải mái, có giấc ngủ ngon

Theo dõi phân và nước tiểu

Bên cạnh việc đảm bảo giấc ngủ, bữa ăn, vệ sinh sạch sẽ. Một lưu ý tiếp theo trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh đó là cần theo dõi phân và nước tiểu để biết được tình trạng của bé. Trong 24h đầu mới sinh, cần theo dõi xem bé có đi phân su ( màu xanh thẫm và đặc quánh) hay không. Nếu sau thời gian này, bé vẫn chưa đi phân su, lại nôn trớ, chướng bụng thì có thể phân su quá quánh đặc, hoặc bé bị tắc ruột do teo ruột, phải khám cấp cứu ngoại khoa. Trường hợp nếu bé đã đi phân su mà hôm sau vẫn tiếp diễn thì cũng cần báo cho bác sĩ.

Hết thời kỳ phân su, bé sẽ đi phân sữa màu vàng nhuyễn, mỗi ngày 8-9 lần, về sau sẽ giảm hơn. Việc đi tiểu thường diễn ra 15-20 phút một lần; nước tiểu trong, không có mùi. Nếu bé đái ít, nước tiểu sẫm màu, nặng mùi thì có thể bé bú chưa đủ lượng sữa. Cần cho bé bú nhiều hơn để nước tiểu trở lại bình thường.

Cần theo dõi phân su và nước tiểu để biết được tình trạng sức khỏe của trẻ

Cần theo dõi phân su và nước tiểu để biết được tình trạng sức khỏe của trẻ

XEM THÊM

Liên hệ